Home » PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CHI TIẾT

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CHI TIẾT

Ngữ pháp tiếng Trung chắc hẳn sẽ làm khó rất nhiều học viên khi mới bắt đầu học bởi chưa hiểu rõ định nghĩa về các thành phần của một câu trong tiếng Trung như Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ.

phân tích ngữ pháp tiếng trung chi tiết

Trong bài viết này, Zhong Ruan sẽ phân tích ngữ pháp tiếng Trung để học viên hiểu thêm về các thành phần của một câu tiếng Trung, từ đó học tiếng Trung tốt hơn cũng như hiểu thêm về thứ ngôn ngữ này nhé!

Các thành phần trong tiếng Trung

Các thành phần trong câu tiếng Trung gồm: Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ.

  • Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ: 3 thành phần chính (thành phần được bổ nghĩa);
  • Định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ: 3 thành phần phụ (thành phần đi bổ nghĩa).

Phân tích ngữ pháp tiếng Trung

Cấu trúc chính:

Với người Việt, chỉ cần học các từ 我 và 吃 và 饭 rồi ghép lại đã tạo thành một câu tiếng Trung hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ngôn ngữ của 2 nước khác nhau cũng không thể giống nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, tiếng Việt và tiếng Trung cũng không phải ngoại lệ.

Trật tự từ trong thành phần định ngữ tiếng Trung ngược hoàn toàn so với tiếng Việt. Tiếng Việt là “Bố của tôi” thì tiếng Trung lại là 我的爸爸(Tôi-của-bố).

Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản

Chủ ngữ

Là thành phần quan trọng trong câu, thường là người hoặc sự vật, sự việc, là chủ thể hành động, chủ thể thực hiện hành động, là đối tượng cả câu nói đến (nói về ai, về việc gì, về cái gì… ). Phần lớn do danh từ và đại từ đảm nhiệm. Tuy nhiên, các loại từ khác như tính từ, động từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng ít hơn. Khi tính từ và động từ làm chủ ngữ thì tính từ được hiểu như một danh từ.

Ví dụ:

Ā Míng zài chīfàn.

阿明在吃饭。

Minh đang ăn cơm.

Ví dụ 2:

Wǒ zài xuéxí zhōngwén.

我在学习中文。

Tôi đang học tiếng Trung.

Vị ngữ

Dùng để nói rõ chủ ngữ, trả lời câu hỏi về chủ ngữ đó “như thế nào?”, “là cái gì”, “làm gì”… vị ngữ thường là động từ hoặc tính từ.

Ví dụ:

Tā zhèngzài pǎobù.

他正在跑步。

Anh ấy đang chạy bộ.

Ví dụ 2:

Jīntiān tiānqì hěn rè.

今天天气很热。

Hôm nay trời rất nóng.

Tân ngữ

Tân ngữ thường đứng cuối câu, là đối tượng của hành động hướng đến, tác động đến nên đứng sau động từ. Tân ngữ thường do danh từ, đại từ, tình từ được danh từ hóa, động danh từ, cụm danh từ v.v… đảm nhiệm.

Ví dụ:

Wǒ hē niúnǎi.

我喝牛奶。

Tôi uống sữa bò.

Ví dụ 2:

Nǐ qù nǎr?

你去哪儿?

Anh đi đâu.

Ngoài ra trong tiếng Trung có 2 lớp tân ngữ, trong câu xuất hiện 2 tân ngữ liền nhau để nói rõ hành động. Tân ngữ thứ nhất đứng sau động từ thường là người, còn tân ngữ thứ 2 là vật.

Ví dụ:

Māma gěi wǒ 100 kuài qián.

妈妈给我100块钱。

Mẹ cho tôi 100 tệ.

Định ngữ

Bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ) nên luôn đứng trước, nói rõ hơn về danh từ. Lúc này, từ được định ngữ bổ nghĩa, đứng sau định ngữ được gọi là Trung tâm ngữ. Định ngữ có thể là danh từ, tính từ, từ/cụm từ có chức năng như danh từ/tính từ.

Thường sẽ có chữ 的 ở giữa* để phân biệt từ đứng trước chữ 的 là định ngữ, còn danh từ đứng sau chữ 的 là trung tâm ngữ.

Cụm [Định ngữ + Trung tâm ngữ] khi dịch sang tiếng Việt thường dịch ngược lại là [Trung tâm ngữ + Định ngữ], các bạn để ý các ví dụ dưới:

Ví dụ:

Wūhēi de tóufà

乌黑的头发

Mái tóc đen nhánh.

Cụm Định ngữ + Trung tâm ngữ thường làm chủ ngữ hoặc tân ngữ của câu.

Ví dụ:

Māmā zuò de cài hěn hào chī.

妈妈做的菜很好吃。

Món mẹ nấu rất ngon.

Trạng ngữ

Trạng ngữ dùng để bổ nghĩa cho động từ và tính từ và là một thành phần phụ của câu, thường do phó từ, câu ngắn…đảm nhiệm. Ngoài ra trạng ngữ chỉ thời gian còn có thể đứng đầu câu hoặc chủ ngữ…v.v, câu ngắn đứng độc lập ở đầu câu làm trạng ngữ,…v.v, vị trí của trạng ngữ linh hoạt hơn định ngữ.

Ví dụ:

Jīntiān de fēng hěn dà.

今天的风很大。

Gió hôm nay rất lớn.

Nếu 的 xuất hiện trong “Định ngữ + Trung tâm ngữ” để nói rõ từ đứng trước chữ 的 là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ đứng sau chữ 的, thì khi dịch sang tiếng Việt phải dịch ngược. “Trạng ngữ + Động từ” được thay bằng 地 để nói rõ từ đứng trước 地 là trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ đứng sau 地. Nếu dịch sang tiếng Việt vẫn phải dịch ngược. 地 đôi khi có thể dịch là “Một cách” hoặc không

Ví dụ:

Kāixīn de shuō

开心地说

Nói (một cách) vui vẻ

Bổ ngữ

Bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ, khác ở chỗ trạng ngữ đứng trước, bổ ngữ đứng sau để bổ nghĩa động từ, tính từ. Trong tiếng Trung, có nhiều loại bổ ngữ như Bổ ngữ kết quả, trình độ (mức độ), trạng thái, xu hướng, số lượng, khả năng…v.v.

Ví dụ:

Zhège zì xiě cuòle.

这个字写错了。

Chữ này viết sai rồi.

Để học tốt tiếng Trung, học viên hãy tham khảo thêm các sách chuyên tiếng Trung để củng cố tất cả các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trên đây là phân tích ngữ pháp tiếng Trung cực chi tiết cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp hiểu về các thành phần trong câu tiếng Trung nói riêng và ngữ pháp tiếng Trung nói chung.

Chính sách của Tiếng Trung Online ZHONG RUAN không cho phép sao chép nội dung của Website, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Scroll to Top
0564.70.7979