Home » LƯU Ý KHI THI KỸ NĂNG VIẾT HSK

LƯU Ý KHI THI KỸ NĂNG VIẾT HSK

Thi kỹ năng viết HSK được bắt đầu từ cấp độ 3 trở lên, khi học tiếng Trung đến một trình độ nhất định thì HSK sẽ chứng minh kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, kỹ năng viết luôn là nỗi ám ảnh của nhiều học viên học tiếng Trung, gây nhiều khó khăn vì vấn đề sử dụng từ vựng cũng như ghi nhớ.

Lưu ý thi kỹ năng viết HSK

Hôm nay, Trung tâm tiếng Trung Online Zhong Ruan sẽ chia sẻ một vài lưu ý khi thi kỹ năng viết HSK 3,4,5,6.

1. Lưu ý thi kỹ NĂNG viết HSK 3 VÀ 4

Lưu ý khi thi kỹ năng viết HSK 3 và 4, phần 1 là phần sắp xếp nên chỉ cần học viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản cũng như trật tự từ trong câu là có thể hoàn thành được bài thi. Trong khi làm bài, cần chú ý đến ghi dấu câu để tránh mất điểm vì sơ xuất.

Kỹ năng viết phần 2 của HSK 3 yêu cầu viết theo phiên âm đề cho sẵn, bài thi sẽ cho một câu và cho một chữ là phiên âm. Khi làm bài, thí sinh phải viết phiên âm ra chữ Hán. Trong phần thi này yêu cầu thí sinh nắm vững chữ Hán, từ mới cơ bản.

Kỹ năng viết phần 2 của HSK 4 gồm 5 câu, dùng từ để đặt câu theo tranh cho sẵn, mỗi câu tương đương 1 tranh. Thí sinh nhìn tranh và sử dụng từ cho trước để đặt câu, nội dung câu phải liên quan bức tranh. Phần thí này, nên đặt những câu ngắn gọn đơn giản, tránh viết câu tối nghĩa, không liên quan nội dung.

Kỹ năng viết của HSK 3 và 4 chỉ cần người học nắm chắc kiến thức ngữ pháp, từ vựng cơ bản là có thể vượt qua.

2. Lưu ý thi viết HSK 5

Phần 1 gồm 10 câu sắp xếp lại câu. Với dạng bài, thí sinh chỉ cần nắm chắc ngữ pháp và từ vựng.

Phần 2 gồm có 2 câu. Câu đầu sẽ cho 5 từ và yêu cầu viết thành một đoạn văn 80 chữ. Để làm được câu này, chúng ta phải nghĩ chủ đề đoạn văn dựa trên 5 từ đề bài cho. Sau khi xác định được chủ đề thì ta bắt đầu đặt câu, sau đó sẽ dùng các câu nối, từ nối để liên kết các câu. Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian so với vừa viết vừa nghĩ.

Câu thứ 2 sẽ cho chúng ta một hình ảnh yêu cầu chúng ta dựa vào hình ảnh để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 80 chữ.

Đối với hình ảnh có nhân vật. Suy đoán mối quan hệ của các nhân vật thông qua ngoại hình, trang phục, hành động. Sau đó viết các câu mô tả hành động nhân vật. Từ đó chúng ta liên hệ những vấn đề trong thực tế.

Đối với hình ảnh không có nhân vật, hãy tìm ra từ khóa của bức tranh.

Ví dụ:

Đề bài cho một biển báo cấm câu cá thì từ khóa sẽ là 禁止钓鱼. Sau đó dựa trên từ khóa đó và đặt những câu hỏi có liên quan:

  • 谁立?Ai đã làm biển hiệu?
  • 为什么要立这块牌子?Vì sao phải làm biển hiệu này?
  • 什么作用?   Biển hiệu này có tác dụng gì?

Sau khi trả lời được những câu hỏi này thì chúng ta có thể dùng liên từ, câu nối để liên kết thành một đoạn văn.

Đối với cả hai câu viết đoạn văn, hãy sử dùng cụm từ bốn chữ, cấu trúc câu đặc biệt. Như vậy, bài viết sẽ được đánh giá cao hơn, tránh kể lể, dài dòng. Cuối cùng là kiểm tra và chỉnh sửa ngữ pháp, dấu câu, chữ Hán.

3. Lưu ý thi viết HSK 6

Đề thi viết HSK 6 chỉ có duy nhất 1 câu, thường là một câu chuyện dài 1000 chữ. Thí sinh sẽ có thời gian đọc, ghi nhớ nhưng không được phép ghi chép. Sau khi đọc phải tóm tắt lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 400 từ. 

Khi đọc bài, nên đọc lướt 1 lần để nắm bắt mạch truyện.  Sau đó đọc kỹ lại để ghi nhớ những chi tiết quan trọng: thời gian theo những mốc chính. Ví dụ như địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến theo trình tự thời gian, kết quả. Khi viết không thêm thắt quan điểm hoặc những chi tiết không có. Nên sử dụng các mẫu câu đặc biệt, câu ghép có định nghĩa đa tầng, cụm từ 4 chữ.

Trên đây là những lưu ý của Trung tâm tiếng Trung Online Zhong Ruan khi thi kỹ năng viết HSK 3,4,5,6.  Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn tự tin khi thi HSK.

Chúc các bạn đạt được thành tích cao trong kỳ thi HSK sắp tới.

Chính sách của Tiếng Trung Online ZHONG RUAN không cho phép sao chép nội dung của Website, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Scroll to Top
0979.949.145