Home » Tết Hàn Thực tiếng Trung là gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa

Tết Hàn Thực tiếng Trung là gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa

Tết Hàn Thực tiếng Trung là gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa

Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Trung Quốc. Trong bài viết này, Zhong Ruan sẽ chia sẻ về Tết Hàn Thực trong văn hóa Trung Quốc, nguồn gốc, ý nghĩa và những nét đặc trưng của ngày lễ này.

1. Tết Hàn Thực tiếng Trung là gì?

Tết Hàn Thực tiếng Trung là 寒食节  / Hánshí jié /. Chữ “Hàn” trong tiếng Hán có nghĩa là “lạnh”, chữ “Thực” có nghĩa là “đồ ăn, thực phẩm”. Vậy tết Hàn Thực được hiểu là tết ăn đồ lạnh, đồ nguội.

2. Tết Hàn thực diễn ra vào ngày nào? Nguồn gốc & Ý nghĩa

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm.

Phong tục này có nguồn gốc cổ truyền tại Trung Quốc gắn liền với câu chuyện từ thời xa xưa để lại.

Vào thời Xuân Thu (Năm 770 – 221), nước Tấn gặp loạn nên vua phải bỏ nước lưu vong, sống cảnh nay trú nước Tề, mai về nước Sở.

Đi theo vua là một hiền sĩ mang tên Giới Tử Thôi, luôn hết lòng vì vua. Thậm chí khi cạn kiệt lương thực, sẵn sàng cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua, khi ăn xong vua hỏi mới biết. Phò vua 19 năm trời, tới ngày dành lại được ngôi vương, vua Tấn Văn Công ban thưởng rất hậu cho những ai có công. Nhưng lại quên sót Giới Tử Thôi. Hiền sĩ Giới Tử Thôi cùng không hề oán trách, nghĩ phò vua là nghĩa vụ nên làm, nhưng không muốn bon chen chốn thị phi nên cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn.

Một thời gian vua Tấn mới nhớ ra, liền cho người tìm hiền sĩ để về cung lĩnh thưởng. Tuy nhiên hiền sĩ một mực từ chối. Vua nghe tin liền sai người cho đốt cả cánh rừng để vị hiền sĩ không còn nơi ở mà phải về cung. Tuy nhiên không thể ngờ Giới Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng chết cháy trong rừng.

Vua Tấn hối hận cho lập miếu thờ, ra lệnh hàng năm vào ngày 3 tháng 3 giỗ 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Từ đó ngày 3/3 được gọi là Lễ Hàn Thực.

3. Tục lệ ăn uống trong ngày tết Hàn Thực tại Trung Quốc
3.1 Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay

Vào ngày nay sẽ dùng bánh trôi, bánh chay để thay thế cho đồ lạnh. Nhưng chỉ cúng gia tiên, không có liên hệ với Giới Tử Thôi và những điều kiêng kị khác.
Người Việt Nam rất hay làm bánh trôi để cúng gia tiên vào ngày nay. Nên bánh trôi nước còn có tên gọi khác là bánh Hàn Thực.

3.2 Tục lệ ăn bánh cuốn

Được phỏng đoán lưu truyền từ thời nhà Lý, Trần vào ngày Hàn Thực mọi người có truyền thống ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau.

Tết Hàn Thực không chỉ là dịp để người dân Trung Quốc tụ họp bên gia đình. Thưởng thức những món ăn truyền thống mà còn là dịp để kỷ niệm và tưởng nhớ tổ tiên. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Hàn Thực và tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Trung Quốc.

Bạn không thể sao chép nội dung của trang

Scroll to Top
0979.949.145