Home » [Tuyển tập] Ngữ pháp tiếng Trung: Cấu trúc và các từ loại

[Tuyển tập] Ngữ pháp tiếng Trung: Cấu trúc và các từ loại

[Tuyển tập] Ngữ pháp tiếng Trung: Cấu trúc và các từ loại

Bất kì ai khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, ngữ pháp là yếu tố một trong những yếu tố quyết định bạn có diễn đạt đúng một câu hay không. Đối với những người học tiếng Trung cũng không ngoại lệ, học tốt ngữ pháp tiếng Trung sẽ giúp bạn tránh bị nhầm lẫn giữa các thành phần trong câu và mọi người sẽ dễ dàng hiểu được điều mà bạn muốn truyền đạt. Bài viết này, trung tâm tiếng Trung online Zhong Ruan sẽ tổng hợp lại những kiến thức về cấu trúc và các từ loại tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

Tuyển tập ngữ pháp tiếng Trung
Tuyển tập ngữ pháp tiếng Trung

1. Ngữ pháp tiếng Trung là gì?

Ngữ pháp tiếng Trung bao gồm các từ loại (danh từ, tính từ, đại từ, động từ, lượng từ, số từ, phó từ, giới từ, trợ từ, liên từ, từ tượng thanh, thán từ), các cấu trúc tạo thành câu, lượng từ và ngữ âm. Trong quá trình học tiếng Trung, bạn cần ghi nhớ rõ các cấu trúc ngữ pháp, vì nếu nhầm lẫn vị trí của từ trong câu thì câu đó đã mang một ý nghĩa khác hoặc nặng hơn có thể thành một câu sai.

Tiếng Trung được chia làm 3 cấp độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp gồm 6 cấp đồ từ 1 đến 6. Thông thường khi học hết HSK 4 bạn sẽ nắm được hết các cấu trúc ngữ pháp có trong tiếng Trung. Khi học lên HSK 5 và HSK 6 thì bạn sẽ được học tiếp về cách dùng từ.

Xem thêm: khóa học tiếng Trung sơ cấp, trung cấpcao cấp
Xem thêm: khóa học luyện thi HSK mọi cấp độ

Trong tiếng Trung cũng có một số cấu trúc ngữ pháp tương tự như của tiếng Việt, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người Việt học tiếng Trung.

2. Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản

Sau đây hãy cùng “tiếng Trung online Zhong Ruan” tìm hiểu một vài cấu trúc ngữ pháp cơ bản dễ dàng giúp bạn vận dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản
Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản

2.1. Câu dùng để hỏi với từ “吗 / ma”

Ví dụ:

  • Bạn làm xong bài tập chưa? / 你做完作业了吗? / Nǐ zuò wán zuòyèle ma?

  • Bạn ăn cơm chưa? / 你吃饭了吗? / Nǐ chīfàn le ma?

  • Bạn có thích cà phê không? / 你喜欢咖啡吗? / Nǐ xǐhuān kāfēi ma?

2.2. Cấu trúc “是…的。/ shì…de.”: dùng để nhấn mạnh nội dung

Ví dụ:

  • Anh ấy đến từ hôm qua. / 他是昨天来的。/ Tā shì zuótiān lái de. (nhấn mạnh thời gian đến là hôm qua)

  • Anh ấy đến bằng taxi. / 他是坐出租车来的。/ Tā shì zuò chūzū chē lái de. (nhấn mạnh xe taxi)

2.3. Cấu trúc “因为…所以 / yīnwèi…suǒyǐ”: biểu thị nguyên nhân kết quả

Ví dụ:

  • Vì trời mưa nên chúng tôi không thể ra ngoài chơi. / 因为下雨所以我们不能出去玩儿。/ Yīnwèi xià yǔ suǒyǐ wǒmen bùnéng chūqù wánr.

  • Bởi vì mẹ thích ăn trái cây, cho nên tôi thường mua trái cây về nhà. / 因为妈妈喜欢吃水果,所以我经常买水果回家。/ Yīnwèi māmā xǐhuān chī shuǐguǒ, suǒyǐ wǒ jīngcháng mǎi shuǐguǒ huí jiā.

2.4. Cấu trúc “只有…才 / zhǐyǒu…cái”: chỉ có…mới

Ví dụ:

  • Chỉ có học tập chăm chỉ mới có được thành tích tốt. / 只有好好学习才能有好成绩。/ Zhǐyǒu hǎohao xuéxí cái néng yǒu hǎo chéngjì.

  • Chỉ có làm việc chăm chỉ mới dẫn đến thành công. / 只有努力才能成功。/ Zhǐyǒu nǔlì cáinéng chénggōng.

2.5. Cấu trúc “只要…就 / zhǐyào…jiù”: chỉ cần…thì

Ví dụ:

  • Chỉ cần bạn chăm chỉ học tập thì sẽ tiến bộ. / 只要你努力学习,就会有进步。/ Zhǐyào nǐ nǔlì xuéxí, jiù huì yǒu jìnbù.

2.6. Cấu trúc “如果…就也 / rúguǒ…jiù”: nếu…thì

Ví dụ:

  • Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ đạt điểm cao. / 如果你认真的学习,成绩就会变的很好。/ Rúguǒ nǐ rènzhēn de xuéxí, chéngjì jiù huì biàn de hěn hǎo.

  • Nếu hôm nay trời mưa to, tôi sẽ không đi học. / 如果今天下大雨,我就不去学校了。/ Rúguǒ jīntiān xià dàyǔ, wǒ jiù bú qù xuéxiào le.

2.7. Cấu trúc “无论…都” /wúlùn…dōu”: cho dù…đều/ cũng

Ví dụ:

  • Cho dù gặp phải khó khăn gì, chúng tôi cũng phải tìm cách vượt qua. / 无论遇到怎样的困难,我们都要想办法克服。/ Wúlùn yù dào zěnyàng de kùnnán, wǒmen dōu yào xiǎng bànfǎ kèfú.

2.8. Cấu trúc “虽然…但是 / suīrán…dànshì”: mặc dù…nhưng

Ví dụ:

  • Mặc dù học hành rất vất vả nhưng vẫn phải kiên trì. / 虽然读书很辛苦,但是还是要坚持。/ Suīrán dúshū hěn xīnkǔ, dànshì háishì yào jiānchí.

  • Mặc dù mùa đông đã đến nhưng thời tiết không lạnh lắm. / 虽然冬天来了,但是天气不太冷。/ Suīrán dōngtiān láile, dànshì tiānqì bú tài lěng.

2.9. Cấu trúc “不是…而是 / búshì…ér shì”: không phải…mà là

Ví dụ:

  • Không phải giáo viên không quan tâm bạn, mà là bạn khiến giáo viên thất vọng quá nhiều. / 不是老师不管你,而是你自己太让老师失望了。/ Búshì lǎoshī bùguǎn nǐ, ér shì nǐ zìjǐ tài ràng lǎoshī shīwàngle.

  • Anh ấy không phải là giáo viên tiếng Anh mà là giáo viên tiếng Trung. / 他不是英语老师而是汉语老师。/ Tā búshì Yīngyǔ lǎoshī ér shì Hànyǔ lǎoshī.

2.10. Cấu trúc “不但…而且 / búdàn…érqiě”: không những…mà còn

Ví dụ:

  • Thời tiết hôm nay không những không có ánh mặt trời mà còn rất âm u. / 今天的天空不但没有太阳,而且还非常阴暗。/ Jīntiān de tiānkōng bùdàn méiyǒu tàiyáng, érqiě hái fēicháng yīn’àn.

3. Các từ loại trong ngữ pháp tiếng Trung

Trong tiếng Trung “từ” được chia thành “thực từ” và “hư từ”. Thực từ bao gồm 10 loại: danh từ, tính từ (hay còn gọi là hình dung từ), động từ, từ khu biệt, số từ, lượng từ, phó từ, đại từ, thán từ, từ tượng thanh. Hư từ gồm 4 loại: giới từ, trợ từ, liên từ, từ ngữ khí. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Các từ loại trong ngữ pháp tiếng Trung
Các từ loại trong ngữ pháp tiếng Trung

3.1. Danh từ / 名词 / míngcí

Danh từ được dùng để chỉ người, sự vật, thời gian, địa điểm. Ở trong câu danh từ chủ yếu đóng vai trò chủ ngữ. Danh từ được viết là 名词 và viết tắt là 名.

Danh từ gồm 4 loại:

  • Danh từ chỉ người và vật: 猫 (con mèo), 小孩 (trẻ con),…

  • Danh từ chỉ thời gian: 夏天 (mùa hè), 世纪, 年 (thế kỷ, năm),…

  • Danh từ chỉ địa điểm: 学校 (trường học),…

  • Danh từ chỉ vị trí, phương hướng: 上面 (ở trên), 中间 (ở giữa),…

3.2. Tính từ / 形容词 / xíngróngcí

Tính từ là những từ chỉ trạng thái, tính chất của người, sự vật hoặc mô tả trạng thái của hành vi, động tác. Tính từ được viết là 形容词 và viết tắt là 形.

Tính từ gồm 2 loại lớn:

  • Tính từ chỉ tính chất: 辣 (nóng), 大 (to), 小 (nhỏ),…

  • Tính từ chỉ trạng thái: 紧张 (căng thẳng),…

3.3. Động từ / 动词 / dòngcí

Động từ là những từ chỉ động tác, hành vi, hoạt động tâm lý hoặc biểu thị sự tồn tại, biến mất, thay đổi,… Động từ được viết là 动词 và viết tắt là 动.

Động từ gồm 8 loại:

  • Động từ chỉ động tác, hành vi: 跳 (nhảy), 坐 (ngồi),…

  • Động từ chỉ hoạt động tâm lý: 喜欢 (thích), 讨厌 (ghét),…

  • Động từ chỉ tồn tại, biến mất, thay đổi: 存在 (hiện hữu), 消失 (tan biến),…

  • Động từ năng nguyện: 能 (khả năng), 会 (biết),…

  • Động từ phán đoán: 是 (là),…

  • Động từ xu hướng: 下来 (xuống đây), 进去 (đi vào),…

  • Động từ chỉ sự thêm vào: 进行、加以 (tiến hành, thêm),…

  • Động từ biểu thị 开始 (bắt đầu) hay 结束 (kết thúc),…

3.4. Từ khu biệt (tính từ phi vị ngữ) / 区别词 / qūbié cí

Từ khu biệt biểu thị thuộc tính, đặc trưng của người hoặc sự vật, hiện tượng có tác dụng phân loại sự vật. Từ khu biệt được viết là 区别词 và viết tắt là 区.

Ví dụ: 恶性 (ác tính), 野生 (hoang dại),…

3.5. Số từ / 数词 / shù cí

Số từ là các từ chỉ số lượng, các con số. Số từ được viết là 数词 và viết tắt là 数.

Số từ gồm 2 loại:

  • Số đếm: 一 (1), 二 (2), 三 (3),…

  • Số thứ tự: 第一 (thứ nhất), 第二 (thứ hai), 第三 (thứ ba),…

3.6. Lượng từ / 量词 / liàngcí

Lượng từ là loại từ thường đứng sau số từ và trước danh từ để biểu thị đơn vị cho người, sự vật hay tác động hành vi. Trong tiếng Trung có hơn 500 lượng từ. Lượng từ được viết là 量词 và viết tắt là 量.

Lượng từ gồm 2 loại:

  • Danh lượng từ: 年 (năm), 周 (tuần)

  • Động lượng từ: 趟 (lần), 遍 (khắp, toàn),…

3.7. Phó từ (trạng từ) / 副词 / fùcí

Phó từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc động từ trong câu. Phó từ được viết là 副词 và viết tắt là 副.

Phó từ gồm 7 loại:

  • Phó từ chỉ mức độ: 很 (rất),…

  • Phó từ chỉ phạm vi: 都 (tất cả),…

  • Phó từ chỉ thời gian, tần suất: 马上 (ngay lập tức),…

  • Phó từ chỉ nơi chốn: 处处 (mọi nơi),…

  • Phó từ biểu thị khẳng định, phủ định: 没 (không),…

  • Phó từ biểu thị tình trạng, phương thức: 大力 (mạnh mẽ),…

  • Phó từ biểu thị ngữ khí: 却 (nhưng),…

3.8. Đại từ / 代词 / dàicí

Đại từ là các loại từ thay thế cho các từ ngữ trong câu như: danh từ, động từ, tính từ, sự việc… Đại từ được viết là 代词 và viết tắt là 代.

Đại từ gồm 3 loại:

  • Đại từ nhân xưng: 我们 (chúng ta), 我 (tôi), 你 (bạn),…

  • Đại từ nghi vấn: 什么 (cái gì), 怎么样 (như thế nào),…

  • Đại từ chỉ thị: 这 (đây),那 (kia),…

3.9. Thán từ / 叹词 / tàn cí

Thán từ là những từ chỉ thái độ, cảm thán và sự hoan hô, ứng đáp. Thán từ được viết là 叹词 và viết tắt là 叹.

Ví dụ:  哈哈 (ha ha),…

3.10. Từ tượng thanh / 拟声词 / nǐ shēng cí

Từ tượng thanh là những từ miêu tả, mô phỏng lại các âm thanh. Từ tượng thanh được viết là 拟声词 và viết tắt là 拟.

Ví dụ: 当当 (choang choang),…

3.11. Giới từ / 介词 / jiècí

Giới từ thường đặt trước danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ, tạo thành các cụm giới từ. Giới từ trong tiếng Trung là hư từ, biểu thị mối quan hệ giữa từ với từ, hoặc từ với câu, giới từ không thể đứng độc lập để tạo ra câu. Giới từ được viết là 介词 và viết tắt là 介.

Giới từ gồm 5 loại chính:

  • Giới từ chỉ thời gian, nơi chốn, phương hướng: 当 (đang), 向 (hướng),…

  • Giới từ chỉ phương thức, phương pháp, công cụ, so sánh: 根据 (dựa theo), 比 (do với),…

  • Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích: 因为 (bởi vì),…

  • Giới từ biểu thị động tác hoặc chịu sự tác động của hành vi, động tác: 被 (bị), 让 (để),…

  • Giới từ chỉ đối tượng liên quan: 对 (đối với), 和 (và),…

3.12. Trợ từ / 助词 / zhùcí

Trợ từ thường đi kèm với từ, cụm từ hoặc câu. Trợ từ có thể được đặt ở đầu câu, giữa hoặc cuối câu, thường biểu thị ngữ khí của câu hoặc quan hệ kết cấu câu. Trợ từ được viết là 助词 và viết tắt là 助.

Trợ từ gồm 4 loại:

  • Trợ từ kết cấu: 的, 地, 得,…

  • Trợ từ động thái: 着, 了、过,…

  • Trợ từ so sánh: 似的, 一样, (一) 般,…

  • Trợ từ ngữ khí: 所, 给, 连,…

3.13. Liên từ / 连词 / liáncí

Liên từ có tác dụng nối từ, đoản ngữ, phần câu, và câu,…biểu thị quan hệ đẳng lập, tăng tiến, chuyển ngoặt, điều kiện,… Để nói được những câu tiếng Trung dài thì phải nhớ cách sử dụng liên từ. Liên từ được viết là 连词 và viết tắt là 连.

Liên từ gồm 3 loại:

  • Liên từ để nối từ, đoản ngữ: 和 (và), 跟 (với),…

  • Liên từ để nối từ hoặc phân câu: 而 (còn), 或者 (hoặc),…

  • Liên từ để nối phân câu trong câu phức: 不仅 (không những), 但是 (nhưng),…

3.14. Từ ngữ khí / 语气词 / yǔqì cí

Từ ngữ khí thường đứng cuối câu để biểu thị ngữ khí, đứng ở giữa câu để ngắt nghỉ.. Từ ngữ khí được viết là 语气词 và viết tắt là 语气.

Từ ngữ khí gồm 4 loại:

  • Ngữ khí trần thuật: 的, 了,…

  • Ngữ khí nghi vấn: 吗, 呢,…

  • Ngữ khí cầu khiến: 吧, 了, 啊,…

  • Ngữ khí cảm thán: 啊,…

4. Câu và thành phần câu trong tiếng Trung

Để tạo nên một câu cần phải có thành phần câu. Tiếng Trung có những câu đơn thường gặp như: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu sai khiến, câu cảm thán.

Ngoài ra tiếng Trung còn có các dạng câu phức như: câu song song, câu thăng tiến, câu chuyển ý, câu nhượng bộ, câu điều kiện, câu nguyên nhân kết quả, câu mục đích, câu giả thiết.

Một câu đầy đủ gồm có 8 thành phần:

4.1. Chủ ngữ / 主语 / zhǔyǔ

Là thành phần nêu người hay sự vật là chủ sự việc.

Ví dụ:

  • Chúng ta chiến thắng rồi. / 我们胜利了。/ Wǒmen shènglìle.

4.2. Vị ngữ / 谓语 / wèiyǔ

Là thành phần nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,… của con người, con vật, sự việc được nêu ở chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Trời tối rồi. / 天黑了。/ Tiān hēile.

4.3. Động ngữ / 动语 / dòng yǔ

Là cụm từ tự do có quan hệ chính phụ và có động từ làm thành tố trung tâm.

Ví dụ:

  • Anh ấy đã chịu không ít khổ sở. / 他吃过了不少苦头。/ Tā chī guò le bù shǎo kǔtóu.

4.4. Tân ngữ / 宾语 / bīnyǔ

Thuộc thành phần vị ngữ, chỉ đối tượng bị chủ ngữ tác động.

Ví dụ:

  • Anh tặng em một bông hoa hđỏ. / 我送你一朵红玫瑰。/ Wǒ sòng nǐ yī duǒ hóng méiguī.

4.5. Định ngữ / 定语 / dìngyǔ

Giữ vai trò là thành phần phụ để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

  • Xiaohong (Tiểu Hồng) là một cô gái xinh đẹp. / 小红是一个漂亮的姑娘。/ Xiǎohóng shì yí gè piàoliang de gūniang.

4.6. Bổ ngữ / 补语 / bǔyǔ

Bổ sung ý nghĩa cho thành phần trong câu.

Ví dụ:

  • Tôi đã đọc cuốn sách này ba lần rồi. / 这本书我已经读三遍了。/ Zhè běn shū wǒ yǐjīng dú sān biànle.

4.7. Trạng ngữ / 状语 / zhuàngyǔ

Dùng để bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm.

Ví dụ:

  • Hôm nay bạn là người duy nhất đến muộn. / 今天就你一个迟到。/ Jīntiān jiù nǐ yīgè chídào.

4.8. Trung tâm ngữ / 中心语 / zhōngxīn yǔ

Là đối tượng chính được nhắc đến của câu, thường đứng sau 的 và được định ngữ bổ sung ý nghĩa.

Ví dụ:

  • Đây là quyển sách của tôi. / 这是我的书。/ Zhè shì wǒ de shū.

5. Phân biệt một số cụm từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có rất nhiều từ hoặc cụm từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau, thậm chí có những từ nghĩa giống nhau nhưng từ loại khác nhau dẫn đến cách sử dụng lại khác nhau. Dưới đây mà cách phân biệt những từ dễ dùng sai nhất cho bạn.

5.1. Cách dùng 3 chữ “de” trong tiếng Trung

Tất cả đều có cùng cách phát âm là “de”.

  • 的: là định ngữ chỉ sở hữu, đặt ở trước chủ ngữ và tân ngữ.

  • 地: là trạng ngữ chỉ cách thức, đặt ở trước vị ngữ (động từ, tính từ).

  • 得: là bổ ngữ chỉ mức độ, đặt ở sau vị ngữ.

5.2. Phân biệt “cai” và “jiu” trong tiếng Trung

Đều là phó từ chỉ thời gian, số lượng ít. Dịch nghĩa là “chỉ”.

  • 才: ý chỉ sự muộn màng, biểu thị sự việc xảy ra trước đó không lâu.

  • 就: nghĩa là sớm, phát sinh trong một thời gian ngắn.

5.3. Phân biệt “zai” và “you” trong tiếng Trung

Đều là trạng từ chỉ hành động lặp lại.

  • 再: hành động lặp lại chưa xong, sẽ còn xảy ra trong tương lai, không xác định khi nào xong. Có thể dùng để cầu khiến, không thể chỉ hai hoặc nhiều sự việc cùng xuất hiện hay xảy ra cùng lúc.

  • 又: hành động lặp lại đã xảy ra rồi, đã hoàn thành, thường mang tính quy luật. Không dùng trong câu cầu khiến, có thể chỉ hai hoặc nhiều tính chất cùng xuất hiện, hai hoặc nhiều việc cùng xảy ra cùng lúc.

5.4. Phân biệt “ci” và “bian” trong tiếng Trung

Đều là chỉ số lần, số lượt.

  • 次: không quan trọng quá trình có làm hết từ đầu đến cuối hay không.

  • 遍: nhằm nhấn mạnh làm hết từ đầu đến cuối.

5.5. Phân biệt “liang” và “er” trong tiếng Trung

Đều có nghĩa là 2 “hai”.

  • 两: thường dùng trước lượng từ.

  • 二: để đọc số thứ tự, phân số, số thập phân.

5.6. Phân biệt “you dian” và “yi dian” trong tiếng Trung

Đều mang ý nghĩa biểu thị là “một ít, một chút”.

  • 有点儿: là phó từ, đứng trước tính từ hoặc động từ. Phủ định dùng 不/没. Dùng để biểu đạt sự bất mãn hoặc thể hiện những sự việc không như mong muốn.

  • 一点儿: là số từ, đứng trước danh từ hoặc sau tính từ. Ở dạng phủ định thêm 也不/也没.

Trên đây, tiếng Trung online Zhong Ruan đã tóm gọn những kiến thức cơ bản nhằm giúp bạn nắm những kiến thức khái quát về ngữ pháp tiếng Trung. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học ngữ pháp tiếng Trung của mình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: về tiếng Trung online Zhong Ruan

Chính sách của Tiếng Trung Online ZHONG RUAN không cho phép sao chép nội dung của Website, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Scroll to Top
0979.949.145