Bốn tác phẩm tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, hay gọi tắt là Tứ Đại Danh Tác, tức là bốn tác phẩm “Thủy Hử Truyện”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Tây Du Ký” và “Hồng Lâu Mộng”. Học Tiếng Trung Online Zhong Ruan sẽ giới thiệu sơ qua về bốn tác phẩm này.
1. Thủy Hử -《水浒传》
Tác giả của tiểu thuyết “Thủy Hử” còn nhiều tranh, quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất và cho rằng Thi Nại Am (1296 – 1370) chính là tác giả của “Thủy Hử”. Trong lịch sử Trung Quốc còn có nhiều quan điểm khác, bao gồm cả La Quán Trung, Thi Huệ, Quách Huân Thác, Tống Nhân,…
“Thủy Hử” bắt nguồn từ thời Bắc Tống – Tuyên Hà, đã xuất hiện quyển “Đại Tống Tuyên Hà di sự”, trong đó miêu tả câu chuyện nổi dậy tạo phản của Tống Giang, Ngô Gia Lượng (Ngô Dụng), Triều Cái và 36 người khác, đã trở thành bản gốc cho “Thủy Hử”
2. Tam Quốc Diễn Nghĩa -《三国演义》
Tên đầy đủ “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa” – 《三国志通俗演义》
Tác giả: La Quán Trung (khoảng 1330-1400), tên thật là Bản, tự Quán Trung, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là nhà văn và nhà hí khúc vào thời kỳ cuối nhà Nguyên, đầu nhà Minh. La Quán Trung sinh ra vào thời điểm xã hội loạn lạc cuối triều Nguyên, có lý tưởng chính trị của riêng minhg, không đồng tính với phong tục tập quán bình dân, tham gia cuộc nổi dậy đấu tranh chống lại nhà Nguyên. Sau khi nhà Minh thành lập, ông dã cống hiến hết mình cho việc sáng tác văn học.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” bắt nguồn từ cuộc Khởi nghĩa Khăn Vàng và kết thúc khi gia tộc Tư Mã tiêu diệt Ngô Khai Tân. Truyện chủ yếu mô tả các cuộc chiến tranh, phản ánh các cuộc đấu tranh chính trị và quân sự giữa ba nhóm chính trị Ngụy, Thục Hán và Ngô. Thể hiện khoảng thời gian từ cuối thời Đông Hán đến đầu thời Tây Hán, trong hơn 100 năm lịch sử đã tạo dựng nên sự thành công của một nhóm anh hùng.
3. Tây Du Ký – 《西游记》
Tác giả: Ngô Thừa Ân (1501 – 1582), tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương sơn nhân. Ông là một tiểu thuyết gia xuất sắc vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. uy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Mãi đến tuổi trung niên ông mới đỗ tuế cống sinh. Vào những năm cuối đời, ông nhận một chứ quan nhỏ tại huyện Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Tác giả “Tây Du Ký” cũng tồn tại nhiều tranh cãi, nhưng nhìn chung người ta vẫn tin rằng tác giả là Ngô Thừa Ân.
Bảy chương đầu của “Tây Du Ký” kể về sự ra đời của Tôn Ngộ Không và cuộc đại náo Thiên Cung. Sau đó kể về quá trình Tôn Ngộ Không đi theo Đường Tăng thỉnh kinh, loại từ yêu ma quỷ quái, vượt qua các kiếp nạn. Hình ảnh Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng được khắc họa sinh động, quy mô lớn, kết cấu hoàn chỉnh. Hơn nữa, “Tây Du Ký” mang đậm tính Phật giao, hàm nghĩa ẩn ý rất sâu rộng, có nhiều ý kiến trái chiều. Có thẻ đánh giá từ nhiều góc độ như Phật giáo, Đạo giáo,… Đây là một tác phẩm văn học lãng mạn hay trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
4. Hồng Lâu Mộng – 《红楼梦》
Tác giả: Tào Tuyết Cần (khoảng 1715 – 1763), tên thật là Tào Triêm, tự Mộng Nguyễn, hiệu Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê. Ông là một tiểu thuyết gia, nhà thơ và họa sĩ thời nhà Thanh.
“Hồng Lâu Mộng” chủ yếu kể về những con người và sự việc xảy ra trong một gia đình hư cấu trong một triều đại hư cấu. Trong đó, mối quan hệ tình cảm giữa Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa là chủ đề chính, thông qua việc mô tả một số sự kiện hàng ngày, phản ánh tình yêu, hận thù và nỗi buồn của người phụ nữ trong đại quan viên Giả Phủ với Kim Lăng thập nhị thoa. Đồng thời Giả Phủ đi từ sự giàu có đến suy tàn phản ánh sự suy tàn của một gia tộc lớn và sự xấu xí của một gia tộc có lẻ ngoài lộng lẫy này.
Trên đây là bài viết về Tứ Đại Danh Tác mà Zhong Ruan gửi đến bạn, muốn biết thêm nhiều câu tiếng Trung thú vị thì đăng ký ngay khóa học tiếng Trung Online tại Zhong Ruan
———————————————-
TIẾNG TRUNG ONLINE ZHONG RUAN
Dẫn Đầu Xu Hướng Online
Hotline: 0979949145
Facebook: https://www.facebook.com/tiengtrungonlinezhongruan
Website: https://tiengtrungzhongruan.com/
Email: [email protected]